Thứ Bảy, 31 tháng 8, 2013

Bí quyết lái xe an toàn cho chị em mang bầu

Hình ảnh người phụ nữ lái xe không còn xa lạ trong xã hội hiện đại. Nhưng để phụ nữ lái xe an toàn trong thời kỳ mang thai cần phải hết sức lưu ý. Các bà mẹ có thể tham khảo những hướng dẫn dưới đây để đảm bảo có một lộ trình an toàn và thú vị.


Thắt dây an toàn đúng cách

Đây là nguyên tắc đầu tiên, cũng là một trong những nguyên tắc quan trọng nhất để đảm bảo an toàn không chỉ cho phụ nữ mang thai mà tất cả mọi người nói chung khi lái xe. Tuy nhiên, đối với phụ nữ mang thai, dây đai lưng nên vòng xuống bên dưới bụng càng thấp càng tốt, tốt nhất là ngang với vị trí xương hông. Dây đeo chéo cũng không nên ở vị trí giữa ngực mà nên được di chuyển về một bên dọc phần hông của người lái, tránh trường hợp dây có thể băng ngang bụng ảnh hưởng đến thai nhi.

Túi khí đã được chứng minh là có hiệu quả rõ rệt nếu sử dụng cùng với đai an toàn nếu người trên xe ngồi đúng cách và với khoảng cách vừa đủ với túi khí. Những bà mẹ trẻ nên ngồi thẳng lưng và giữ khoảng cách ít nhất 40cm từ bụng đến túi khí. Không nên sử dụng gối, đệm để thay đổi vị trí ngồi, đơn giản chỉ chỉnh trên xe là đủ. Nên chú ý là cố gắng sử dụng loại xe có túi khí ở cả phía trước và hai bên, bé sẽ luôn được an toàn nếu xảy ra va chạm mạnh.

Hạ ghế ngả về phía sau

Bạn hãy hạ ghế về phía sau miễn là bạn chỉnh gương xe cho phù hợp để vẫn thuận tầm nhìn, chân vẫn với được tới phanh và côn. Bạn có thể mua bộ phanh phụ để đảm bảo tránh tai nạn, an toàn hơn khi điều khiển xe.

Nếu có thể "Bà bầu" nên chọn loại xe thấp và khi vào số không nên dùng quá nhiều lực ở phần lưng. Loại xe gia đình nhỏ giúp chúng ta dễ dàng chỉnh sửa ghế ngồi và chỉnh dây đai an toàn.

Việc ghế ngả về sau còn có tác dụng giảm đau ở phia sau, giúp phụ nữ mang bầu tự tin và dễ dàng điểu khiển xe.

Quan tâm đúng mức tới vùng lưng

Nếu có các bệnh liên quan đến lưng, thai phụ nên được đặt một chiếc gối tròn đằng sau hoặc một chiếc khăn cuộn lại khi lái xe. Việc làm này không những có thể đem lại cảm giác thoải mái, mà còn tránh được những va chạm mạnh tác động lên lưng. Vì khi lái xe không thể tránh khỏi cảm giác đau lưng nên bạn phải hết sức chú ý điều này.


Cần nghỉ ngơi

Phụ nữ mang thai không nên lái xe trong một khoảng thời gian dài. Trong các chuyến đi, người mẹ nên được nghỉ ngơi thường xuyên để tăng lưu lượng máu đến chân. Bàn chân và mắt cá chân là các bộ phận rất dễ bị sưng, tình trạng sẽ càng xấu đi nếu thời gian lái xe quá lâu. Khi nghỉ ngơi, sản phụ cũng nên tập thể dục cho chân bằng cách di chuyển chân quanh chỗ ngồi, xoay mắt cá chân và lung lay các ngón chân.

Đừng lái xe nếu bạn thấy sức khỏe có vấn đề, vì khi đó bạn không thể kiểm soát được chiếc xe nữa, sẽ dễ dẫn đến những tai nạn đáng tiếc cho chính bản thân bạn, thai nhi và những người tham gia giao thông trên đường.

Đặc biệt, phụ nữ mang thai không nên lái xe khi cảm thấy có vấn đề về sức khỏe, bởi lúc đó, họ rất khó để kiểm soát chiếc xe, dễ dẫn đến những tai nạn không lường trước.

Chú ý các giai đoạn khác nhau của thai kỳ

Thời gian đầu khi mang thai, việc lái xe ra ngoài có thể giảm bực dọc mệt mỏi. Nhưng nên hạn chế việc tự lái xe thì tốt hơn.

Vào khoảng tuần 14 đến 28, nếu bạn có sức khỏe tốt thì đây là thời điểm thích hợp nhất để lái xe. Nếu bạn có biểu hiện hay chảy máu hoặc chuột rút phải hết sức chú ý.

Trong ba tháng cuối thai kỳ, phụ nữ nên hạn chế thậm chí không nên lái xe để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. Vì trong thời gian này, có nhiều trường hợp vỡ nước ối và đẻ non cho nên việc đảm bảo an toàn cho hai mẹ con được đặt lên hàng đầu.


Trang bị những thông tin cần thiết

Tốt nhất là khi bà đầu có dự định di chuyên tới nơi xa cần được sự tư vấn của bác sĩ. Bác sĩ hoặc các chuyên gia có thể tư vấn cho bạn biết phải làm những gì khi xảy ra những tình huống xấu mà trong cuộc hành trình dài hoặc đi du lịch bằng xe hơi gặp phải.

Khi bạn đang mang thai, mệt mỏi, ốm nghén và cơ hội làm tăng tỷ lệ sẩy thai trong những tuần đầu có thể đến bất cứ lúc nào khi ngồi trên xe.

Ngoài những lưu ý trên phụ nữ mang bầu nên mang theo những tài liệu cần thiết như nhật ký mang thai, thông tin y tế liên quan và các số liên lạc trong những trường hợp khẩn cấp.

Thực hiện tốt những lời khuyên trên đây cùng với những quy tắc cơ bản khác về lái xe an toàn là một cách hữu hiệu để bảo vệ cho cả "mẹ và bé".


Nguồn: http://duongbo.vn/2401-6359/Bi-quyet-lai-xe-an-toan-cho-chi-em-mang-bau

Đi xe máy trời mưa và những kinh nghiệm để đời

Điều kiện thời tiết khắc nghiệt sẽ ảnh hưởng đến sự an toàn của người lái xe và đặc biệt là trời mưa bão luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro và nguy hiểm. Việc trang bị tốt để đảm bảo an toàn và đối phó với những cơn mưa bất chợt ập đến là rất cần thiết.

Trước hết là hạn chế đi lại lúc trời mưa, tuy nhiên, đối với những nơi có mưa nhiều, bất chợt và thường xuyên như ở Việt Nam thì cách tốt nhất là bạn phải học cách thích nghi và ứng phó với bất kỳ rủi ro có thể xảy ra khi đi trên đường gặp mưa, đồng thời, còn đảm bảo cho xe bạn vận hành bền lâu tránh hỏng hóc do nước mưa gây ra.

Đội mũ bảo hiểm nào?


Hầu hết người điều khiển xe máy ở Việt Nam đều thích sử dụng mũ bảo hiểm nửa đầu cho nhẹ nhàng và thoáng gió, tuy nhiên, dưới trời mưa gió, mũ bảo hiểm kín đầu sẽ hữu ích hơn rất nhiều, vì thế bạn đừng ngại sử dụng nó.

Nếu mưa nặng hạt và có gió bão, loại mũ này sẽ bảo vệ bạn khỏi các chướng ngại vật có thể bay hoặc va đập vào mặt và mắt lúc đang chạy xe.

Mặc áo mưa loại gì?

Lựa chọn quần áo mưa phù hợp cũng rất quan trọng, đặc biệt là lúc trời mưa to. Vì những vị trí hở như cổ tay, cổ áo và những đường may đều có thể bị nước mưa thấm vào.

Thậm chí, với áo mưa dày dặn và găng tay dài thì nước vẫn có thể chảy vào qua cổ áo và cổ tay. Vì vậy, với những chuyến đi dài, bạn cần phải trang bị tốt hơn để bảo vệ bản thân và an toàn cho xe.


Kiểm soát độ bám đường ra sao?

Nước mưa sẽ làm cho mặt đường sạch hơn và ít ma sát hơn, nên xe bạn dễ bị trơn trượt và khả năng bám đường kém hơn bình thường.

Nếu sau khi đi mưa trên mặt đường lầy lội, chiếc xe bạn cần phải được rửa sạch bùn đất bám trên bánh xe giúp bám đường tốt hơn.

Ngoài ra, nước mưa có thể làm cho mặt đường xấu đi, ghồ ghề hoặc tạo lớp mặt trơn trượt. Tùy thuộc vào khả năng quan sát và đánh giá mặt đường mà bạn có thể xử lý hiệu quả hơn khi vận hành trên đường lúc trời mưa.

Cách dễ dàng nhất để kiểm tra độ bám mặt đường cho chiếc xe của bạn đó là sử dụng phanh sau một cách cẩn thận và dứt khoát ở các điểm khóa bánh trên mặt đường.

Không chỉ với lúc đường ướt mưa, mà cả với mặt đường khô ráo, bạn cũng nên kiểm tra phanh trước khi vận hành. Bạn phải phán đoán và đánh giá được khả năng và độ bám đường của xe với phanh sau.

Dễ nhận thấy nguy hiểm và rủi ro nhất là các đoạn đường đang sửa chữa, mặt vỉa hè vừa được lát, bề mặt bê tông sạch bóng hoặc mặt đường có dầu tràn, là những nơi mà bánh xe của bạn khó bám hơn.

Tốt hơn hết, với mặt đường ướt mưa, bạn không nên chạy xe ở vận tốc cao, nên duy trì vận tốc vừa phải và quan sát cẩn thận để ứng phó tốt hơn với các chướng ngại vật bất ngờ.

Nên thả lỏng cơ thế, không ghì quá mạnh vào tay lái, đồng thời sử dụng phanh liên tục để kiểm soát tốc độ. Tại các khúc cua nên giảm và tăng tốc từ từ.

Giữ khoảng cách an toàn thế nào?

Luôn duy trì khoảng cách an toàn với xe trước và sau. Theo thói quen, rất nhiều lái xe thường đi bám sát đuôi xe trước, vì thế khi xe trước báo rẽ hoặc dừng đột ngột sẽ xử lý không kịp.

Một cách để người khác có thể thấy tín hiệu của bạn đó là vẫy tay, vì trong điều kiện trời mưa, có thể tay lái phía sau không để ý đèn báo.

Đối với thời tiết mưa bão, lời khuyên hữu ích nhất là bạn không nên lái xe trên đường, đặc biệt là có sét.

Nếu có gió mạnh, thì việc lái xe cũng gần giống như chèo thuyền trên sóng vậy nên bạn phải vững tay vì có thể xe bạn sẽ bị đẩy nghiêng theo chiều gió.


Nguồn: http://duongbo.vn/2401-6318/Di-xe-may-troi-mua-va-nhung-kinh-nghiem-de-doi

Kinh nghiệm sử dụng hiệu quả điều hòa ôtô

Thời tiết mùa hè nóng, ẩm gây khó chịu, do đó sử dụng điều hòa trên ô tô là việc không thể thiếu được dù chỉ vài phút trên đường. Dưới đây xin chia sẻ với các bạn cách sử dụng điều hòa ô tô hiệu quả nhất và tiết kiệm nhiên liệu trên mỗi chuyến đi dài.




Nguyên tắc hoạt động của điều hòa ôtô

Ở điều hòa xe hơi, cảm biến nhiệt được đặt ngay trong họng gió ra hoặc ở tại lõi giàn lạnh của điều hòa, nó chỉ ra lệnh ngắt lốc lạnh khi nhiệt độ gió ra đạt 5 - 7 độ C và đóng trở lại khi nhiệt độ tăng lên khoảng 12 độ C. Ở điều hòa cơ (chỉnh tay), cần chỉnh nhiệt độ “xanh/đỏ” chỉ đơn thuần là để trộn hai luồng khí nóng lạnh với nhau sao cho nhiệt độ gió thổi ra là vừa phải chứ không có tác dụng đóng ngắt lốc. Như vậy để tiết kiệm nhiên liệu thì phải ngắt lốc theo một trong hai cách như sau:

- Không bật công tắc A/C khi không dùng, khi đó không bao giờ lốc đóng, sẽ tiết kiệm nhiên liệu.

- Gạt nút “xanh/đỏ” về xanh nhất. Khi đó không có việc trộn khí lạnh với khí nóng nên nhiệt độ trong cabin xe sẽ sớm được làm mát nhất và dàn lạnh sớm đạt nhiệt độ để ngắt lốc nhất.

- Việc điều chỉnh mức quạt lớn sẽ tiêu tốn nhiều điện năng hơn, máy phát sẽ làm việc nhiều hơn để nạp bù vào ắc-quy nhưng nhiên liệu tiêu thụ là không đáng kể.


Sử dụng điều hòa hợp lý


Từ các phân tích ở trên chúng ta thấy cách sử dụng điều hòa hợp lý nhất là gạt nút “xanh/đỏ” về xanh (lạnh) nhất, và sau đó điều chỉnh tốc độ gió theo ý muốn. Ngoài ra, một số kinh nghiệm sau đây sẽ giúp bạn sử dụng điều hòa hợp lý hơn nữa.

1- Bạn nên dán kính mờ, có thể dùng thêm rèm hoặc sử dụng tấm chắn nắng, các vật này sẽ hạn chế ánh nắng trực tiếp “hun nóng” không gian trong xe. Vào mùa hè khi đỗ xe ngoài trời bạn tìm chỗ râm mát nhất nếu có thể, và nên hạ các cửa kính xuống 1 - 2cm giúp không khí trong ngoài xe lưu thông với nhau.

2- Khi lên xe, do nhiệt độ trong xe rất cao cho nên trước khi bật điều hòa bạn hãy làm giảm nhiệt trong xe xuống: đóng mở cửa vài lần trước khi ngồi lên xe, hạ hết kính xe xuống, lấy gió ngoài, bật quạt gió nấc cao nhất, chạy xe vài phút rồi khi máy chạy đều bạn có thể đóng cửa kính, bật A/C, lấy gió trong, sau đó giảm dần mức quạt phù hợp để có độ lạnh vừa ý.

3- Thông thường bạn nên để quạt lấy gió trong khi vừa bật A/C để không khí bên trong mau được làm lạnh, chỉ nên lấy gió ngoài khi đi trong môi trường không khí trong lành, hoặc khi trời mát để xe có dưỡng khí.

4- Nên chuyển sang chế độ lấy gió trong khi gặp mưa to vì lấy không khí ẩm lúc này có thể gây nước ẩm đóng giọt trong cabin. Khi đi xe qua vùng ngập nước cao, an toàn nhất là nên tắt điều hòa bao gồm cả quạt gió.

5- Có nghiên cứu đã cho thấy kết quả: Nếu xe tắt điều hòa và hạ cửa kính ở tốc độ dưới 80km/h thì sẽ tiết kiệm nhiên liệu hơn. Còn khi xe chạy trên 80km/h thì nhiên liệu để chạy điều hòa sẽ ít hơn lượng nhiên liệu xe tiêu tốn để bù vào sức cản không khí lúc hạ kính.

6- Khoảng 15 phút trước khi kết thúc lộ trình, bạn nên hé kính và tắt điều hòa và lấy gió ngoài để nhiệt độ trong ngoài xe đỡ chênh lệch nhiều.

 

Chăm sóc, bảo dưỡng điều hòa

Cuối cùng, bạn nên định kỳ bảo dưỡng điều hòa đúng hạn tại các xưởng dịch vụ và các gara chuyên nghiệp: dàn nóng, dàn lạnh, phin lọc gió hồi, quạt gió sạch sẽ làm tăng hiệu suất trao đổi nhiệt của điều hòa, kiểm tra gas, khi gas thiếu sẽ làm giảm hiệu suất của điều hòa. Bạn cũng nên kiểm tra các gioăng cao su cánh cửa gầm bệ xem còn bảo đảm độ kín khít không.

Với những lưu ý như trên, hi vọng rằng bạn sẽ luôn được thoải mái, mát mẻ trên xế cưng của mình trong những hành trình dài.

Cách đi xe an toàn khi trời mưa bão

Kiểm soát tốc độ và hệ thống phanh phù hợp để tránh trơn trượt là điều cần đặc biệt chú ý khi đi xe trong điều kiện trời mưa bão.


Không ai có thể biết trước chính xác thời tiết diễn biến như thế nào mặc dù đã có những hệ thống dự báo chuyên nghiệp, vì thế cần chuẩn bị cho mình những kỹ năng và kiến thức đầy đủ để tạo sự an toàn cho bản thân cũng như người tham gia giao thông.

Tùy thuộc vào kinh nghiệm, kỹ năng của mỗi người mà có cách xử lý thích hợp trong mỗi tình huống gặp trời mưa bão. Những điểm đáng chú ý nhất ở điều kiện thời tiết này là mặt đường trơn, hệ thống vận hành xe dễ mất kiểm soát và tầm nhìn bị ảnh hưởng.

Ghi nhớ đầu tiên đó chính là bảo vệ cơ thể bởi những vật dụng bảo hộ mũ bảo hiểm, giày, quần áo, găng tay. Thực tế di chuyển trong thành phố, với công việc hàng ngày thì quần áo và găng tay bảo hộ có vẻ không phù hợp, nhưng lại cực kỳ cần thiết nếu đó là một chuyến đi xa, trên những hành trình dài qua nhiều loại địa hình, thời tiết. Không chỉ bảo vệ cơ thể khi bị ngã, khi trời mưa, chúng còn tránh tác động trực tiếp của nước mưa tới cơ thể, đặc biệt là đôi mắt.

Trời mưa, gió thường đi liền với tầm nhìn giảm, cũng không loại trừ trường hợp mặt đường trơn ướt do thời tiết sương mù dày đặc. Lúc này, để quan sát tốt ngoài việc sử dụng đèn, người điều khiển nên hạ thấp đầu để đôi mắt nằm trên đường thẳng do vạch sáng đèn tạo ra, khi đó khả năng quan sát sẽ tốt hơn. Ngoài ra, theo các chuyên gia, nên sử dụng kính màu có màu vàng hoặc đỏ sẽ tăng thị lực của mắt khi đi trời mưa, vào ban ngày.


Những tai nạn thường gặp nhất do trời mưa chính là trơn trượt do mất kiểm soát, hệ thống phanh bị bó cứng. Khi trời mưa tuyệt đối không chạy tốc độ cao, vì khi gặp vật cản phải phanh gấp, lốp không bám đường, hệ thống phanh do nước mưa nên bó cứng sẽ gây hiện tượng mất lái dẫn đến tai nận. Ngoài ra, khi trời mới bắt đầu mưa, không nên vội vàng tăng tốc để tránh mưa, vì khi đó bụi đường kết hợp với nước mưa tạo thành một lớp ngăn cách bánh xe tiếp xúc với mặt đường, rất dễ trượt ngã.

Để kiểm soát tốt tốc độ, theo các chuyên gia kỹ thuật nên điều khiển xe ở số thấp, trả về 1, 2 số so với khi đi trời khô ráo tùy vào mặt đường, kết hợp với tốc độ vừa phải, vì khi đó sức kéo của động cơ sẽ tạo ra một lực phanh giữ xe không chạy theo quán tình quá nhiều. Đây cũng là cách di chuyển qua những đoạn đường ngập nước mà không bị chết máy. Khi phanh kết hợp cả phanh sau và phanh trước để xe về trạng thái cân bằng, tránh dúi đầu về trước hoặc "vẫy đuôi cá" phía sau. Nếu đường ngập sâu không nên thả hết ga, vẫn giữ ga hờ trong khi phanh đảm bảo xe không khựng lại bất ngờ.

Bên cạnh việc di chuyển với tốc độ chậm, cũng cần lưu ý tạo khoảng cách với các xe đi trước và đi sau. Khi đường trơn ướt nếu đi quá gần nhau sẽ rất khó xử lý khi một xe có vấn đề, dễ dẫn đến tai nạn liên hoàn. Vì thế phải thường xuyên quan sát rộng về phía trước và cả gương chiếu hậu để thiết lập khoảng cách an toàn với những bạn đồng hành.

Thứ Sáu, 30 tháng 8, 2013

Kinh nghiệm quý cho dân 'phượt' xuyên Việt

Cách lựa chọn hành lý hay việc dự trù thời gian đều cần thiết cho một chuyến phượt xuyên đất nước của bạn.

Để chuyến đi dài trọn vẹn, tránh những phát sinh, hãy tham khảo những kinh nghiệm dưới đây!

1. Lựa chọn lịch trình hợp lý


Lên lịch trình hợp lý là điều kiện tiên quyết cho một chuyến du lịch xuyên Việt trọn vẹn. Thông thường, một lịch trình du lịch xuyên Việt nên đi qua từ 10 – 12 điểm, trong đó có những chốt quan trọng như: Hạ Long, Phong Nha, Quảng Bình, Huế, Đà Nẵng, Hội An, Quy Nhơn, Nha Trang, Đà Lạt, TP.HCM. Nếu có nhiều thời gian hơn, bạn có thể khám phá thêm Phan Thiết, Khánh Hòa, Phú Yên…



2. Khởi hành sớm


Nên khởi hành sớm từ 4-5h sáng để khi bạn tới điểm đến (thường cách nhau 200 – 300km) là lúc trời nắng ấm, cả gia đình có thể nghỉ ngơi, vui chơi. Dự trù các phát sinh và trường hợp trời tối, bạn nên đổ đầy xăng khi bình cạn hoặc qua các thị trấn, làng mạc, tránh trường hợp hết xăng giữa chốn đồng không mông quạnh.



3. Tập bản đồ


Tập bản đồ hành chính Việt Nam với đầy đủ chi tiết về chiều dài, trạm bơm xăng là món đồ không thể thiếu trong hành trang du lịch xuyên Việt của bạn. Cẩn thận hơn, khi tới đâu, bạn nên đánh dấu vào điểm đã qua, dùng bút vạch sẵn lộ trình trên bản đồ và kiểm tra các mốc vừa đi qua để đảm bảo mình đi đúng đường.



4. Dự trù thời gian


Một trong những yếu tố vô cùng quan trọng khi du lịch dài ngày là bạn có bao nhiêu thời gian cho chuyến du lịch. Từ đó, bạn có thể tính được là mình sẽ lưu lại tại mỗi nơi bao nhiêu ngày, cũng cần trừ hao thời gian cho những trường hợp phát sinh để có thể trở về đúng ngày, không ảnh hưởng tới công việc học tập của các thành viên trong gia đình, nhóm bạn bè.

Nếu bạn đi bằng xe máy, hãy hoạch định trước xem liệu mình có tiếp tục đi xe máy chiều ra không hay đi tàu, máy bay chiều về để tiết kiệm thời gian, sức lực.



5. Hành lý


Không nên mang quá nhiều đồ khi du lịch xuyên Việt bởi nó khiến bạn nặng nhọc, mệt mỏi vì phải trông đồ. Những đồ dùng thiết yếu bao gồm quần áo, dầu gội, xà phòng, giấy tờ, giấy phép lái xe, thuốc men, chăn, đồ ăn khô và tất nhiên là nhiều tiền!

9 cách khiến trộm xe máy "khóc thét”

Để bảo đảm phi vụ thành công, trộm chuyên nghiệp sẵn sàng theo dõi quy luật sinh hoạt của chủ xe và chộp lấy cơ hội khi họ sơ hở.

Trộm xe chuyển nghiệp rất nguy hiểm bởi thường lên kế hoạch trước, mang theo đồ nghề và không bao giờ thiếu kinh nghiệm. Với những chiếc xe trong tầm ngắm, chúng sẵn sàng đeo bám, thu thập thói quen sinh hoạt của chủ nhân, và ra tay một cách mau lẹ.

Dưới đây là những cách đề phòng hữu hiệu nhất.


1. Không thể trộm khi không thấy xe

Xe của bạn sẽ an toàn hơn nếu chính kẻ gian không nhận ra sự hiện diện của nó. Điều này đặc biệt có ý nghĩa khi bạn phải rời xe trong thời gian dài như vào ban đêm hoặc khi làm việc. Sẽ là tốt hơn nếu xe được để trong nhà, khu vực được che chắn hạn chế tầm nhìn. Hoặc ít nhất hãy dựa xe tại khu vực có camera quan sát.

2. Khóa cổ

Hầu hết xe máy ngày nay đều trang bị khóa cổ. Dù việc phá không phải khó, nhưng tạo ra nhiều trở ngại. Đây là công việc đơn giản nhất để chống trộm vì thế hãy luyện tập để tạo thành thói quen.

3. Khóa xe với vật cố định

Biện pháp này không những ngăn kẻ gian di chuyển xe mà còn có thể tạo ra tiếng động khi chúng cố gắng lấy. Chiếc khóa nhỏ đôi khi cũng khiến trộm nản lòng từ bỏ ý định.

4. Khóa trên cao, vòng qua khung

Dù sử dụng bất kỳ loại thiết bị bảo vệ nào bạn cũng cần nhớ đến 2 thứ, khóa lơ lửng và vòng qua khung xe. Khóa đặt ngay trên mặt đất là vị trí thuận lợi nhất để kẻ gian vô hiệu hóa nó. Tất nhiên không một trên trộm nào cưa khung của chính chiếc xe đang định lấy.

5 Sử dụng nhiều lớp bảo vệ

Hiển nhiên càng nhiều lớp bảo vệ, xe càng an toàn. Kẻ gian có thể chuẩn bị đồ nghề phá lớp khóa thứ nhất, nhưng không sẵn sàn cho mọi tình huống.

6. Lắp chuông báo động

Chuông báo động có thể tạo ra tiếng ồn lên tới 110 dB. Nó khiến người xung quanh xe chú ý. Đây chính xác là điều mà kẻ gian muốn tránh. Trong một vài tính huống dù gắn chuông báo động hay không, hãy cứ làm như xe của bạn có gắn chuông. Với tiểu xảo này khiến trộm nghi ngời và tìm cách xác nhận. Đó là cơ hội cho bạn.

7. Dùng công tắc bí mật

Dù lấy được xe, trộm cũng sẽ không thể tẩu thoát với một chiếc xe tắt máy và đó là lý do để gắn thêm công tắc bí mật cho hệ thống đánh lửa. Việc cài đặt này khá dễ dàng và vô hại với động cơ. Điều quan trọng ở đậy là tìm vị trí đặt khóa.

8. Rút khóa khỏi ổ khi dựng xe trong nhà

Thói quen khép cửa hờ, dựng xe trong nhà vẫn cắm khóa trên ổ là kịch bản của không ít vụ mất trộm xe gần đây. Hãy mang chìa và giấy đăng ký theo người khi rời khỏi xe bởi nếu có những thứ này việc tẩu tán của kẻ gian sẽ dễ hơn nhiều.

9. Gắn thiết bị định vị

Thiết bị định vị đặt ở chỗ bí mật sẽ là yếu tố bất ngờ cho dù đó là trộm chuyên nghiệp. Nó hỗ trợ việc xác định vị trí xe nhanh chóng.

9 bước thay bánh xe dự phòng

Các thao tác đơn giản giúp chủ xe chủ động thay lốp trong các tình huống không gọi được cứu hộ.

1- Chèn bánh

Ngoài bánh dự phòng, dụng cụ bạn cần mang theo là kích bánh, tuýp tháo và ống công. Trước khi thao tác hãy nhớ đỗ trên nền phẳng tại khu vực an toàn. Trong tình huống đỗ trên đường cao tốc cần đặt các dấu hiệu cảnh báo phương tiện khác. Chèn bánh hoặc kéo phanh tay ngăn hiện tượng xe di chuyển tự do.

2- Tháo tấm che vành


Nếu tấm che này có ốc giữa hãy tháo rời chúng trước khi dùng tay giật mạnh. Trong tình huống tấm lắp chặt có thể dụng đầu nhọn tua-vít nẩy nhẹ.

3- Nới lỏng ốc siết

Quá trình nới lỏng mà chưa kích bánh nhằm tận dụng mô-men ma sát giữa bánh với đường, cân bằng với môn men vặn bu-lông. Tuýp thao ốc giữ vành thường là loại 21. Nới lỏng đai ốc bằng cách vặn theo chiều ngược kim đồng hồ. Các ốc chặt có thể phải dùng ống công tăng mô-men.

Để tận dùng toàn bộ trọng lượng cơ thể hãy lựa để đặt ống công bên trái. Mô-men sẽ càng lớn khi lực vít vuông góc với cánh tay đòn. Cẩn trọng bởi tư thế này có thể bị tai nạn khi đai ốc bất ngờ nhả ra. Tuần tự nới lỏng đai ốc theo kiểu chữ “X” hoặc hình sao.

Thông thường bạn chỉ cần một nửa hoặc 2/3 vòng để ốc lỏng ra. Chú ý không thảo rời ngay các ốc để giữ bánh ở tư thế thẳng đứng, tránh làm xước vành, hoặc quá tải cho một số bu-lông.

4- Kích bánh


Các nhà sản xuất đều thiết kế núm nâng xe dưới gầm, vị trí này thường nằm phía trong, gần hai bánh. Nên đặt kích cần đảm bảo đủ cứng để nâng trọng lượng xe thay bánh. Khu vực nền yếu cần tìm vật lót: gỗ, gạch, đá… để giảm áp suất ép xuống nền. Điều chỉnh để kích đẩy lên chạm đúng núm, tiếp tục kích tới khi bánh nhấc khỏi mặt đất.

5- Tháo bánh

Quá trình nới lỏng trước giúp cho việc tháo từng ốc lúc này dễ hơn. Tỳ tay vào bánh để giữ nó ở tư thế thẳng đứng cho tơi khi tháo đai ốc cuối cùng. Dùng hai tay vừa nhấc vừa rút bánh khỏi các bu-lông. Nếu xe dùng loại vành đúc hợp kim hãy cẩn trong tránh làm trầy xước bề mặt.

6- Đặt bánh dưới gầm

Đặt bánh dưới gầm là lựa chọn tốt nhất. Nó sẽ trở thành vật chống xe trong tính huống sập kích, đồng thời không lăn ra ngoài khu mà các phương tiện khác đang chạy.

7- Lắp bánh dự phòng

Lắp bánh dự phòng vào mai ơ. Vặn đều và nặng tay các đai ốc theo trình tự hình sao hoặc chữ “X”.

8- Siết chặt ốc

Rút bánh mới tháo khỏi gầm, cất vào xe. Hạ kích từ tốn cho đến khi rời núm. Tiếp tục dùng lực siết đều các đai ốc. Tháo kích và cất gọn vào xe.

9- Lắp tấm chắn

Bước cuối cùng là lắp tấm chăn và đai ốc giữ nó.